Tên Bài Báo   Tên Diễn Viên
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Phim Lẽ Video
Phim Bộ Video
Hài Kịch Video
Phóng Sự Video
Game Show Việt
Nhạc Music Video
Nhạc Thiếu Nhi Video
Truyện Cổ Tích
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Phỏng Vấn Video
Nấu Ăn Video
Tiểu Sử Diễn Viên
Hình Ảnh Diễn Viên
Tin Tức Diễn Viên
 
Tin Tức Diễn Viên Điện Ảnh » Đức » 'Land Of Mine' - Nỗi Đau Của Trẻ Rm Đức Sau Thế Chiến II Diễn Viên: Martin Zandvliet    
Ngày Đăng: 13 Tháng 09 Năm 2017

Tác phẩm từng nhận đề cử Oscar đem đến góc nhìn mới về thời hậu chiến khi mô tả cảnh trẻ em phe thua cuộc bị bắt đi gỡ mìn.

Land of Mine do Martin Zandvliet đạo diễn, đang được trình chiếu trong khuôn khổ Liên hoan phim Đức ở Việt Nam năm 2017. Phim được đề cử Oscar "Phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc" năm 2016 với nội dung xoay quanh nỗi đau của những trẻ em hậu chiến. Giới chuyên môn đánh giá phim không "kén" người xem như các phim tâm lý Wild hay Tiger Girl.

Tác phẩm lấy bối cảnh sau Thế chiến thứ hai khi phát xít Đức rút khỏi Đan Mạch, chấm dứt cuộc chiếm đóng kéo dài năm năm. Hàng ngàn lính Đức bị bắt làm tù binh và buộc phải dọn sạch bãi mìn ở bờ biển Đan Mạch, do họ cài đặt với mục đích cản trở quân Đồng minh đổ bộ. Một phần lớn trong các binh sĩ là trẻ vị thành niên, được Hitler tuyển mộ như giải pháp tình thế vào cuối cuộc chiến.

Một sĩ quan Đan Mạch tên là Carl Rasmussen cai quản nhóm tù binh Đức tham gia gỡ 60.000 quả mìn ở bờ biển. Carl hứa hẹn nếu đám tù binh có thể gỡ sáu quả mìn một giờ, họ có thể về nhà sau ba tháng. Lời hứa này trở thành động lực cho giấc mơ hồi hương của bọn trẻ.

Lúc đầu, Carl rất tàn nhẫn với nhóm của mình qua việc mắng mỏ, đánh đập, bỏ đói họ. Dần dần, ông nhận ra những tù binh mà ông hành hạ chỉ là những đứa trẻ không biết gì về chiến tranh. Mối quan hệ của ông và đám tù binh dần thay đổi.

Phim đặt ra nhiều câu hỏi đáng suy ngẫm về thế nào là chính nghĩa - phi nghĩa, người tốt - kẻ xấu, kẻ mạnh - người yếu. Một mặt, người xem có thể hiểu được suy nghĩ của quân Đồng minh: “Người Đức đặt mìn. Người Đức phải gỡ mìn”. Đối với họ, nếu bọn trẻ con đủ lớn để cầm súng, chúng đủ lớn để dọn dẹp hậu quả của cuộc chiến.

Sự tàn nhẫn của Carl Rasmussen cũng không khó lý giải. Mặc dù không được giải thích cặn kẽ trong phim, dựa trên bối cảnh Đan Mạch bị chiếm đóng nhiều năm, khán giả có thể đoán Carl đã phải chứng kiến rất nhiều điều khủng khiếp phát xít Đức đã làm với dân tộc mình.

Những đứa trẻ luôn đối mặt nguy cơ tử nạn.

Ở phía đối lập, chân dung đám tù binh - một lũ nhóc 15-17 tuổi - dần hiện rõ. Chúng được huy động vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, là nạn nhân của Hitler cũng như quân Đồng minh. Đám nhóc ăn mặc rách rưới, đói rét, sợ hãi và nhớ nhà. Một đứa mơ được làm thợ máy, hai đứa mơ làm thợ đóng gạch, đứa khác nữa chỉ mong được về quê để uống một cốc bia và gặp một cô gái. Chúng bắt chuột đồng để chơi, chúng đặt tên cho những con bọ chúng tìm thấy trong bãi cỏ.

Hàng ngày từ lúc mặt trời mọc đến lúc lặn, chúng trườn từng centimet trên bãi biển với cái bụng lép kẹp, lấy một thanh sắt để chọc cát và phá mìn bằng tay không. Vài lần, mìn nổ khiến một đứa trẻ mất tay hoặc mất mạng. Có đứa khác chưa bị tử thần gọi tên nhưng bị khủng hoảng tâm lý nặng nề. Chúng là những đứa trẻ vô tội bị cuốn vào chiến tranh, phải trả giá cho những tội lỗi mà người trưởng thành gây ra.

Kịch bản bỏ qua cuộc đấu tranh vĩ mô mà tập trung vào việc thể hiện sự dữ dội của thời hậu chiến. Cái chết có thể ập đến bất cứ lúc nào. Những đứa trẻ mới đây còn cười nói, còn mơ ước được về nhà nhưng chỉ phút sau mìn nổ, đến thân xác cũng chẳng còn.

Bộ phim không sử dụng nhiều lời thoại và âm nhạc. Thứ thường xuyên phá vỡ sự căng thẳng ngột ngạt chỉ là tiếng nổ chát chúa của mìn. Đạo diễn kiêm biên kịch Martin Zandvliet thể hiện trình độ kể chuyện điêu luyện. Mặc dù khán giả đã được cảnh báo trước bởi nhan đề, mỗi cú nổ vẫn là một bất ngờ. Người xem bị đặt trong tình trạng nơm nớp sợ hãi, không biết lúc nào mìn nổ, không biết phút giây nào là an toàn.

Phút thư giãn hiếm hoi của những người từng ở hai đầu chiến tuyến.

Đan cài nhiều chi tiết bạo lực, song Land of Mine vẫn ẩn chứa những thông điệp tươi sáng về tình người. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất, phức tạp nhất, tình đồng loại vẫn nảy nở sinh sôi. Khán giả thấy ấm lòng trước tình cảm lũ trẻ dành cho nhau, giữa tù binh và sĩ quan, giữa tù binh và người dân Đan Mạch.

Phim cũng có nhiều điểm sáng về diễn xuất. Các diễn viên trẻ trong vai tù binh diễn hồn nhiên, chân thật. Vóc dáng gầy gò, khuôn mặt lấm lem ngơ ngác gợi sự xót thương và cảm thông ở người xem. Roland Moller trong vai người sĩ quan Carl Rasmussen cũng thuyết phục. Ở ông toát lên nét cứng rắn, lạnh lùng của một người lính đã vào sinh ra tử, tâm trạng bi phẫn khi quốc gia bị chiếm đóng, nhưng không phải vẻ độc ác của một tên đồ tể.

Land of Mine kể câu chuyện khi chiến tranh đã kết thúc, khi những người có lý tưởng tốt đẹp hơn đã chiến thắng. Tuy vậy, mìn vẫn nổ, máu vẫn chảy, người vô tội vẫn chết. Bộ phim kết thúc, để lại nhiều trăn trở cho người xem về chiến tranh và bản chất của con người.

Anh Trâm

Sources: Vnexpress

Martin Zandvliet
  » 'Land Of Mine' - Nỗi Đau Của Trẻ Rm Đức Sau Thế Chiến II
Những Tin Tức Diễn Viên Khác
  » Người Vô Diện Của 'Games Of Thrones' Kể Cảnh Diễn Tâm Đắc
  » Roman Polanski Bị Điều Tra Tội HiếpDâm Ở Thụy Sĩ
  » Roman Polanski Bị Điều Tra Tội Hiếp Dâm Ở Thụy Sĩ
  » 'Land Of Mine' - Nỗi Đau Của Trẻ Rm Đức Sau Thế Chiến II
  » Đoàn Phim 'Assassin's Creed' Quay Cú Nhảy 38 m Không Kỹ Xảo
  » Phim Đức Với Cảnh Nude Hài Hước Gây Phấn Khích Ở Cannes
  » Phim Hài Của Scarlett Johansson Mở Màn LHP Berlin 2016