Tên Bài Báo   Tên Diễn Viên
VietSingle - Tìm Bạn Chat - Trò Chuyện Hát Karaoke Xem Video Nhạc Music Nấu Ăn Truyện & Thơ Từ Điển
Mục Lục
Phim Lẽ Video
Phim Bộ Video
Hài Kịch Video
Phóng Sự Video
Game Show Việt
Nhạc Music Video
Nhạc Thiếu Nhi Video
Truyện Cổ Tích
Nhạc Tân Cổ Video
Cải Lương Video
Phỏng Vấn Video
Nấu Ăn Video
Tiểu Sử Diễn Viên
Hình Ảnh Diễn Viên
Tin Tức Diễn Viên
 
Tin Tức Diễn Viên Điện Ảnh » Việt Nam » Việt Tú: 'Nghi Lễ Hầu Đồng Cần Được Trả Về Đúng Bản Chất Trong Sáng' Diễn Viên: Angela Phương Trinh    
Ngày Đăng: 03 Tháng 03 Năm 2016

Đạo diễn và các đồng nghiệp chăm chút cho vở "Tứ phủ" để mô tả đúng bản chất của nghi lễ hầu đồng xưa, như một cách gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

- "Tứ Phủ" mất một năm để dàn dựng. Vì sao anh và êkíp dành nhiều thời gian như thế?

- Nhiều người cũng hỏi tại sao tôi phải cầu kỳ như vậy vì "có ai dí sát mắt vào để nhìn đâu". Vấn đề không phải như vậy. Chúng ta đã không tôn trọng những việc mình làm và nghĩ có thể qua loa thì làm sao có thể thuyết phục mọi người? Bên cạnh đó, sự lộng lẫy và tinh tế là một phần không thể thiếu của nghi lễ hầu đồng nguyên gốc.

Ví dụ phần hai người hầu dâng khăn áo trong Giá Chầu Đệ Nhị chỉ có 7 phút nhưng chúng tôi đã mất ba tháng ròng rã tập đi tập lại. Ở đó, có hàng trăm chi tiết phải nhớ, động tác phải có tinh thần, điểm dừng phải đều tăm tắp. Ban nhạc dân tộc trước đây chỉ quen đánh nhạc, ca ngâm cho đúng thì nay còn phải tập cả nghi lễ trên sân khấu làm sao cho trang trọng, đúng với không khí của buổi trình diễn.

Các nghệ sĩ hóa thân thành các thánh thần trong vở diễn "Tứ Phủ".

- Ngoài các nghi thức, anh và êkíp còn chăm chút những gì?

- Nghi lễ thờ Mẫu của người Việt là một tổng thể rất tinh tế từ cách thực hành, nghệ thuật trình diễn đến các chi tiết như trang phục, phụ kiện. Với những bộ trang phục trong Tứ phủ, tôi phải đặt thêu tay cả tháng trời, dù nếu mua hàng may sẵn chắc giá không bằng một phần mười, lại rất nhanh và nhiều. Các bộ vàng mã cũng phải được làm bởi các nghệ nhân truyền thống, xuất thân từ các gia đình có ba đời làm mã cho các buổi hầu đồng. Đồ làm sẵn giờ cho quá nhiều vật liệu hiện đại như kim sa, hạt nhựa, trông thì bắt mắt nhưng lại không đúng về cơ bản của dân gian.

Từng chi tiết nhỏ như chiếc bàn ngự cũng là đồ cổ trăm năm, đúng kiểu hay được dùng trong các buổi hầu đồng. Đây là món quà ủng hộ chương trình mà một người bạn tặng tôi. Toàn bộ đồ trang trí trên sân khấu như cửa võng, đôi hạc... đều được đúc bằng composite nhưng trông giống như vật liệu thật để đảm bảo thẩm mỹ, lại không quá nặng khi treo lên sào nhà hát, dễ dàng di chuyển mà không sợ bị gãy, vỡ hoặc gây nguy hiểm.

Trước các buổi diễn, cộng sự của tôi tự tay xông từng lư trầm để khán giả khi vào khán phòng được đắm chìm vào cõi tâm linh. Chúng tôi còn ra chợ mua hoa hồng ta - loại có gai - về tự tay tỉ mẩn tách ra từng cánh cuối buổi rải xuống khán giả để họ cảm nhận được hương thơm.

Đạo diễn Việt Tú muốn thay đổi quan niệm của mọi người về nghi lễ hầu đồng, chầu văn theo cách tích cực hơn qua vở diễn.

- Nghi lễ hầu đồng đang bị nhiều người bóp méo thành hoạt động mê tín dị đoan. Anh làm thế nào để đảm bảo tính chính xác của nghi lễ gốc trong vở diễn của mình?

- Tôi đã dành nhiều nhiều năm cho việc nghiên cứu. Sách vở về Đạo Mẫu có rất nhiều và đa dạng nên cần thời gian để sàng lọc và chọn lựa. Tôi cũng góp mặt trong những sự kiện quan trọng là hai kỳ liên hoan chầu văn tại Hà Nội. Qua các sự kiện này, tôi có được một cái nhìn khách quan, đa chiều về nghi lễ hầu đồng để có được cách làm của riêng mình. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ của các Thầy Đồng cựu, các Thanh Đồng để đưa nghi lễ đặc sắc này lên sân khấu.

Tôi là người làm nghệ thuật, không nghiên cứu chuyên sâu về tôn giáo. Tôi chỉ hiểu đơn giản là tín ngưỡng nguyên bản vốn trong sáng, lỗi là ở những cá nhân có tâm lý tư lợi khiến mọi người nghĩ xấu về nó. Ví dụ, các Thầy Đồng cựu có dạy ngày trước ông bà ta không bao giờ tung tiền ở phần tán lộc. Trong nhà có gì thì mọi người mang thứ đó ra để "tán", từ quả na, quả ổi ngoài vườn hay miếng bánh cũng có thể dâng lên Phật, Thánh, miễn là thành tâm. Sau đó, lộc sẽ được tung tán với mong muốn chia sẻ niềm vui, hạnh phúc và thịnh vượng của mình với mọi người.

- Điều gì thôi thúc anh thực hiện vở diễn tái hiện nghi lễ hầu đồng thay vì các show giải trí thường thấy?

- Khi còn nhỏ, tôi đã được sống trong bầu không khí thẫm đẫm nghệ thuật dân tộc, được quan sát các màn biểu diễn của mẹ cùng các đồng nghiệp là những nghệ sĩ kỳ cựu với hơn 30 năm trong nghề của đoàn múa rối nước Thăng Long, Hà Nội. Những giá trị nghệ thuật dân tộc mà họ đem lại trong các màn biểu diễn vô cùng to lớn. Chính những điều ấy đã thôi thúc tôi phải tiếp tục con đường phát triển văn hóa dân tộc và cho ra đời vở diễn Tứ Phủ.

Về phía cạnh tâm linh, tôi tin mình là người được chọn để làm việc này. Đó là nhân duyên. Còn ở khía cạnh nghệ thuật, không chỉ riêng tôi mà bất kỳ ai trong giới nghệ sĩ cũng đều có trách nhiệm bảo tồn văn hóa dân tộc và giới thiệu tới bạn bè trong nước lẫn quốc tế. Điều này càng trở nên đặc biệt khi Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý để Việt Nam gửi hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” tới tổ chức UNESCO đệ trình là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào đầu năm.

Tôi cho rằng nghi lễ thờ Mẫu cùng hầu đồng và nghệ thuật chầu văn của người Việt xứng đáng có một vị trí trang trọng trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Chúng ta là những người may mắn sở hữu kho tàng văn hoá dân tộc. Tôi muốn đóng góp một phần nhỏ bé để giới thiệu đến khán giả trong và ngoài nước những gì tinh tế, lộng lẫy và nguyên bản nhất của đạo Mẫu.

Không gian và ánh sáng của vở diễn được đầu tư nhằm đem lại đúng không khí của các nghi lễ hầu đồng xưa.

- Anh đánh giá mức độ thành công của "Tứ Phủ" ra sao cho với những chương trình mình từng thực hiện?

- Không thể so sánh những gì tôi đã thực hiện với Tứ Phủ. Đây là dự án có tính thách thức với tôi đến thời điểm này, dù vở diễn chỉ kéo dài từ 42 đến 45 phút. Rất may mắn là suốt 6 tháng qua, Tứ Phủ có cơ hội tiếp cận và nhận được nhiều lời khen từ các khán giả trong nước, quốc tế, từ các vị Đại sứ, đại diện, tùy viên văn hóa của Pháp, Italy, Ba Lan, Hy Lạp, Canada…. hay đại diện các tổ chức UNESCO, UNICEF. Đây là động lực của chúng tôi trên con đường giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp của văn hóa dân tộc.

Đức Trí thực hiện

Sources: Vnexpress

Angela Phương Trinh
Tiểu Sử Angela Phương Trinh
  » Ảnh Sao 16/8: Angela Phương Trinh Tình Cảm Bên Bố
  » Angela Phương Trinh: Từ Sao Nhí Đến "Nữ Hoàng Thị Phi"
  » Ảnh Sao 4/6: Thanh Hằng Mặc Sexy Chụp Ảnh Lúc Nửa Đêm
  » Sắc Vóc Em Gái Angela Phương Trinh
  » Angela Phương Trinh Cùng Con Gái Nuôi Hội Ngộ Gia Đình Tú Vi
  » Angela Phương Trinh Diện Đầm Đi Tiệc Khoe Tay Cơ Bắp
  » Style Khoe Triệt Để Tay Cơ Bắp Của Angela Phương Trinh
  » Ảnh Sao 24/2: Angela Phương Trinh Bớt Cơ Bắp
  » Những Lần "Chặt Chém" Thảm Đỏ Của Angela Phương Trinh Từ Khi Tái Xuất
  » Angela Phương Trinh Bán Nude, Lấy Tóc Che Ngực Ở Sự Kiện
  » Angela Phương Trinh Diện Váy Gắn Động Cơ Đi Sự Kiện
  » Angela Phương Trinh Rũ Bỏ Hình Ảnh "Người Đẹp Cơ Bắp" Sau Giảm 6 Kg
  » Ảnh Sao 4/1: Angela Phương Trinh Khoe Cơ Bắp Ở Phòng Gym
  » Angela Phương Trinh Liên Tục Thay Váy Trong Sự Kiện
  » Ảnh Sao 13/5: Angela Phương Trinh Khoe Bụng 6 Múi
  » Ảnh Sao 15/4: Angela Phương Trinh Khoe Cơ Lưng Như Lực Sĩ
  » Đồ Tập Gym Mỗi Ngày Một Màu Của Angela Phương Trinh
  » Angela Phương Trinh: Từ Thiếu Nữ Nuột Nà Đến “Quý Cô Lực Điền”
  » Loạt Đồ Sexy Khoe Dáng Ở Phòng Gym Của Angela Phương Trinh
  » Angela Phương Trinh Và Các Mỹ Nhân Việt Có Body Cơ Bắp
  » Lan Ngọc, Angela Phương Trinh Quây Quần Bên Gia Đình Ngày Tết
  » Phương Trinh Bước Sang Tuổi 26
  » Phỏng Vấn Nóng Angela Phương Trinh: Chia Sẻ Về Chuyện Mất Quan Hệ Và Kế Hoạch Trở Lại Showbiz Sau Thời Gian Dài Ở Ẩn
  » Angela Phương Trinh Sau Gần 3 Năm Ăn Chay Trường
  » Dàn Sao Kính Vạn Hoa Sau 16 Năm: Hội Nam Chính Đều Đã Kết Hôn, Nữ Chính Định Cư Ở Úc, Angela Phương Trinh Ở Ẩn Vẫn Hot